Thành phần các chất trong không khí:
A. 9% Nitơ, 90% Oxi, 1% các khí khác
B. 91% Nitơ, 8% Oxi, 1% các khí khác
C. 50% Nitơ, 50% Oxi
D. 21% Oxi, 78% Nitơ, 1% các khí khác
Đáp án D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đốt cháy 7 gam P trong bình chứa 6 gam oxi. Sau phản ứng chất nào còn dư?
I. Không khí
1. Thành phần của không khí
- Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
- Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%.
Hình 1: Thành phần phần trăm thể tích không khí
2. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống của động vật, thực vật,… mà còn phá hoại dần các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu cống và các di tích lịch sử …Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ không khí trong lành.
Hình 2: Không khí bị ô nhiễm
- Biện pháp bảo vệ không khí trong sạch:
+ Xử lí chất thải của các nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại, bụi, khói …
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh.
+ Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, nên sử dụng xe đạp hoặc phương tiện công cộng.
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1. Sự cháy
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi có bản chất giống nhau, đều là sự oxi hóa.
- Sự khác nhau giữa sự cháy trong khí oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi.
Giải thích: Do trong không khí còn có nitơ với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.
2. Sự oxi hóa chậm
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Ví dụ: sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, gọi là sự tự bốc cháy.
- Trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy.
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy
- Điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
- Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau:
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy;
+ Cách li chất cháy với khí oxi.