Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
A. Kinh thành Thăng Long
B. Hoàng thành Thăng Long
C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
D. Kinh thành Huế
Lời giải:
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?
Nội dung nào không phải điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly?
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào?
Về những cải cách của Hồ Quý Ly, nhận xét nào sau đây không chính xác?
Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đại Việt từ nửa sau thế kỉ XIV là gì?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự khủng hoảng, suy vong của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
Sự kiện chính trị nào đã thúc đẩy nhanh sự suy sụp của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?