Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 6,377

Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo

A. trình tự thủ tục do xã hội quy định.

B. quy định của công an xã.

C. quy định của trưởng thôn.

D. trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

 

Đáp án: D

Lời giải: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 1,470

Câu 2:

Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp

Xem đáp án » 02/01/2022 1,461

Câu 3:

Hành vi bịa đặt những điều xấu về người khác là xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 1,071

Câu 4:

Quyền tự do ngôn luận của công dân có nghĩa là công dân

Xem đáp án » 02/01/2022 1,015

Câu 5:

Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 765

Câu 6:

Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

Xem đáp án » 02/01/2022 760

Câu 7:

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là

Xem đáp án » 02/01/2022 671

Câu 8:

Hành vi xâm phạm rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì bị xử lí

Xem đáp án » 02/01/2022 620

Câu 9:

Khi bắt được người trộm chó nhà mình, anh H đã xông vào đấm, đá túi bụi khiến người đó ngất xỉu. Anh H đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 547

Câu 10:

Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng, chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 529

Câu 11:

Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 496

Câu 12:

Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến

Xem đáp án » 02/01/2022 487

Câu 13:

Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. vốn là đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 438

Câu 14:

Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án » 02/01/2022 429

Câu 15:

Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Xem đáp án » 02/01/2022 426

LÝ THUYẾT

I. Nội dung bài học

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung:

- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Công an đọc lệnh bắt tạm giam đối tượng phạm tội

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Bắt tạm giam đối tượng tàng trữ, buôn bán ma túy

- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật

- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”

- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

* Nội dung:

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Xác định địa vị pháp lý của công dân

- Đề cao nhân tố con người

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định

* Nội dung:

- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án

+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.

* Ý nghĩa:

- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do

- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

e. Quyền tự do ngôn luận

- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước

- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng

+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…

+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở

* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước

- Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân

b. Trách nhiệm của công dân

- Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình

- Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân

- Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »