Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy
Khi số lượng đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn kín thay đổi (biến thiên) thì trong cuộn dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đáp án: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp
Trong đinamô có một nam châm và cuộn dây. Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng.
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
1. Dùng nam châm vĩnh cửu
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
2. Dùng nam châm điện
Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín:
+ Cho nam châm vĩnh cửu tiến lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
+ Cho nam châm điện nằm yên trước cuộn dây và đóng ngắt mạch điện.
+ Cho nam châm quay quanh trục một trục thẳng đứng trước cuộn dậy
Dòng điện trong cuộn dây dẫn kín tạo ra từ nam châm được gọi là dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.