Tra cứu số liệu Bảng 6.1, Bảng 6.2 và Hình 6.2 để hoàn thành bảng mô tả
Giải Hóa 10 Bài 21 - Kết nối tri thức: Nhóm halogen
Hoạt động 1 trang 105 Hóa học 10: Tra cứu số liệu Bảng 6.1, Bảng 6.2 và Hình 6.2 để hoàn thành bảng mô tả một số đặc điểm cấu tạo của các nguyên tử halogen theo mẫu sau:
Nguyên tử |
Lớp electron ngoài cùng |
Bán kính nguyên tử |
Độ âm điện |
Fluorine |
? |
? |
? |
Chlorine |
? |
? |
? |
Bromine |
? |
? |
? |
Iodine |
? |
? |
? |
Từ bảng số liệu thu được, hãy:
a) Giải thích tại sao nguyên tử halogen có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết.
b) Nêu và giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen. Từ đó dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hoá từ F đến I.
c) Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và độ âm điện, giải thích tại sao nguyên tử fluorine chỉ có số oxi hoá -1 trong các hợp chất?
Lời giải:
Nguyên tử |
Lớp electron ngoài cùng |
Bán kính nguyên tử |
Độ âm điện |
Fluorine |
7 |
72 pm |
3,98 |
Chlorine |
7 |
100 pm |
3,16 |
Bromine |
7 |
114 pm |
2,96 |
Iodine |
7 |
133 pm |
2,66 |
a) Các nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất.
ns2np5 + 1e → ns2np6
⇒ Nguyên tử halogen có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết.
b) - Trong nhóm VIIA, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân vì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm.
⇒ Bán kính nguyên tử: F < Cl < Br < I
- Độ âm điện giảm từ trên xuống dưới trong một nhóm A vì số lớp electron tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm.
⇒ Độ âm điện: F > Cl > Br > I
⇒ Tính oxi hóa giảm dần theo dãy: F > Cl > Br > I
c) Fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất. Bên cạnh đó fluorine có độ âm điện lớn nhất nên fluorine luôn có số oxi hóa bằng -1 trong mọi hợp chất.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 105 Hóa học 10: Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên....
Hoạt động 2 trang 105 Hóa học 10: Tham khảo Bài 12 (Liên kết cộng hoá trị), hãy...
Câu hỏi 2 trang 106 Hóa học 10: Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất...
Câu hỏi 4 trang 107 Hóa học 10: Từ Bảng 21.2, nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy...
Câu hỏi 6 trang 109 Hóa học 10: Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 L nước sinh hoạt...
Hoạt động trang 109 Hóa học 10: Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm...
Hoạt động trang 110 Hóa học 10: Phản ứng thế của một số muối halide...
Bài viết liên quan
- Trong tự nhiên, một số phi kim như carbon, nitrogen, oxygen tồn sao tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất
- Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên
- Tham khảo Bài 12 (Liên kết cộng hoá trị), hãy
- Xác định số oxi hoá của chlorine trong các chất sau: Cl2, HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4
- Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử